Blog Tạp Chí Hoạt động team building
»
trò chơi team building
» Các trò chơi Team Building rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
Các trò chơi Team Building rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016
Các trò chơi Team building ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các trường tiểu học, trung
cơ,… hướng tới việc rèn luyện kỹ năng sống, những đức tính tốt cho trẻ nhỏ và học
sinh nhằm tạo ra một không gian vui chơi thoải mái để các em được thư giãn sau
những giờ học văn hóa tại trường. Tuy chỉ là những trò chơi đơn giản nhưng sẽ
luyện cho trẻ tinh thần tập thể, sự dẻo dai, khéo léo và tăng cường thể lực.
Cùng với sự
phát triển của khoa học kĩ thuật, đồng thời đòi hỏi ở mỗi người lao động phải
có khả năng sáng tạo. Do đó nhiệm vụ đặt ra cho nền giáo dục là phải giúp trẻ
khơi dậy và phát triền được kỹ năng sống tự lập và khả năng sáng tạo của
mình.Chính vì vậy, mà giáo dục ngày chú trọng đến vần đề này, đặc biệt là đối với
trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Cùng xem qua
các trò chơi được tổ chức team building giúp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ:
1. Xếp hình tiếp sức
* Chuẩn bị:
Giáo viên cần phải chuẩn bị các loại giấy carton đã được cắt thành nhiều hình dạng
(hình vuông, hình tròn, hình thoi, chữ nhật, tam giác…) cùng với nhiều kích cỡ
và màu sắc khác nhau.
* Cách chơi:
Các đội sẽ nhanh tay lựa chọn các mẫu hình dạng bằng carton để xếp thành những
hình bé cho là ý nghĩa nhất. Trò chơi Team building này nghe có vẻ rất đơn giản
nhưng lại đòi hỏi sự nhanh nhẹ, tinh thần đồng đội cao.
* Tiến hành:
– Giáo viên chia lớp thành 3 – 4 đội để thi xếp hình tiếp sức.
– Giáo viên phổ biến trò chơi và cách chơi:
+ Các đội sẽ cùng thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định.
+Mỗi lần mỗi đội cử 1 trẻ lên chọn bất kì một hình dạng nào để xếp thành các
hình có hình dạng ý nghĩa. Mỗi trẻ chỉ được thực hiện trong 1 phút.
- Khi nghe cô
giáo hô “Thay người” là trẻ phải chạy về đội, trẻ khác trong đội tiếp tục chạy
lên thay. Trẻ tiếp theo có thể xếp tiếp hình của bạn hoặc xếp thành hình khác.
– Cuối cùng
giáo viên sẽ là người tổng kết xem mỗi đội có bao nhiều hình có ý nghĩa.
* Lưu ý: Giáo viên trước khi đưa ra kết quả
thắng cuộc nên cho trẻ được giải thích thêm những hình lạ mắt để hiểu thêm suy
nghĩ của trẻ, đồng thời cũng nên hỏi ý kiến của cả lớp xem hình đó có nên công
nhận không, để đảm bảo tính khách quan.
2. Đi tìm động vật
* Chuẩn bị:
Trước tiên, giáo viên giới thiệu cho trẻ biết về 3 môi trường sống tách biệt của
động vật: dưới nước, trên mặt đất và trên không để trẻ có thể phân biệt một
cách rõ ràng nhất.
* Cách chơi:
– Mỗi đội sẽ là 1 môi trường sống. Các đội sẽ phải thi nhau tìm những con vật
tương ứng với môi trường sống mà đội mình đang đảm nhận. Cụ thể như sau:
+ Đội 1 là đội dưới nước.
+ Đội 2 là đội trên trời.
+ Đội 3 là đội trên bờ.
* Tiến hành:
-Giáo viên sẽ chia lớp thành 3 đội tương ứng với 3 góc sao cho 3 đội nhìn thấy
mặt nhau.
-Giáo viên phổ biến trò chơi và cách chơi
-Mỗi đội không được lặp lại con vật mà mình đã nói.
* Lưu ý: Để trò chơi team building cho trẻ
thêm sinh động, giáo viên nên cho các bé cặp vai nhau. MỖi lần đến lượt của đội
mình thì cả đội cùng nhau vừa lắc mông vừa đọc.
Ví dụ:
Đội 1: sẽ đọc “Cá bơi, cá bơi – Dưới nước gọi trên bờ”
và Đội 2:
“Bò đi, bò đi – Trên bờ gọi trên trời”
và Đội 3:
“Cò bay, cò bay – Trên trời gọi dưới nước”…
3. Trăng sáng
* Chuẩn bị:
Giáo viên tập cho trẻ hát thuộc lòng bài hát “Trăng sáng”
“Trăng sáng nhà em
Nhà em trăng sáng
Nhà em trăng sáng
Trăng sáng soi
Sáng cả nhà em”…
* Cách chơi:
Các đội sẽ lần lượt luân phiên hát bài “Trăng sáng” nhưng sẽ phải thay thế từ
“nhà” thành 1 bộ phận nào trên cơ thể nhưng bộ phận đó phải mang dấu huyền.
* Tiến hành:
-Giáo viên chia các bé thành 3 – 4 đội.
-Giáo viên phổ biến trò chơi và cách chơi.
-Giáo viên hát qua 1 lần bằng cách thế từ nhà bằng 1 bộ phận trên cơ thể có mang
dấu huyền.
* Lưu ý: Trò chơi thực hiện khi trẻ
đã học về dấu huyền, trong giờ học ôn lại các lại dấu…Loại trò chơi team
building thú vị này sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhẹ
trong mọi tình huống hơn…Bạn hãy thử để thấy kết quả.
4. Hình nào vật ấy
* Chuẩn bị:
Giáo viên giới thiệu về hai hình dạng mà dự định sẽ sử dụng cho trẻ chơi (chẳng
hạn như hình chữ nhật, hình tròn…).
* Cách chơi:
Trẻ phải xếp thành vòng tròn và sẽ nói ra tên các đồ vật ứng với hình dạng mà
giáo viên nêu ra (mỗi lần chỉ có 1 trẻ được nói do giáo viên chỉ định bất ngờ).
* Tiến hành:
– Giáo viên sẽ giới thiệu trò chơi và cách chơi.
– Giáo viên ở giữa vòng tròn và nói lớn “Chọn hình, chọn hình” và các bé vừa phải
đi vòng tròn vừa đáp lại “Hình gì, hình gì?” , tiếp đó giáo viên trả lời hình
mà giáo viên muốn chọn và chỉ định bất ngờ 1 trẻ nào đó trong vòng tròn, trẻ đó sẽ phải đáp lại bằng cách trả lời
1 đồ vật tương ứng.
+ Giáo viên: “Chọn hình, chọn hình”
+ Cả lớp: “Hình gì? Hình gì?
+ Giáo viên: Hình chữ nhật
+ Trẻ được chỉ định: Cái bàn
* Chú ý: Phải
gây được hứng thú cho trẻ bằng những loại hình khó một chút, sẽ giúp trẻ hình
thành tư duy logic nhanh nhất!
Chia sẻ:
Góp Ý[ 0 ]
Đăng nhận xét