tổ chức team building


Các trò chơi Team Building rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ

18:43 |
Các trò chơi Team building ngày càng được ứng dụng phổ biến trong các trường tiểu học, trung cơ,… hướng tới việc rèn luyện kỹ năng sống, những đức tính tốt cho trẻ nhỏ và học sinh nhằm tạo ra một không gian vui chơi thoải mái để các em được thư giãn sau những giờ học văn hóa tại trường. Tuy chỉ là những trò chơi đơn giản nhưng sẽ luyện cho trẻ tinh thần tập thể, sự dẻo dai, khéo léo và tăng cường thể lực.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đồng thời đòi hỏi ở mỗi người lao động phải có khả năng sáng tạo. Do đó nhiệm vụ đặt ra cho nền giáo dục là phải giúp trẻ khơi dậy và phát triền được kỹ năng sống tự lập và khả năng sáng tạo của mình.Chính vì vậy, mà giáo dục ngày chú trọng đến vần đề này, đặc biệt là đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Cùng xem qua các trò chơi được tổ chức team building giúp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ:



1. Xếp hình tiếp sức

* Chuẩn bị:
Giáo viên cần phải chuẩn bị các loại giấy carton đã được cắt thành nhiều hình dạng (hình vuông, hình tròn, hình thoi, chữ nhật, tam giác…) cùng với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau.
* Cách chơi:
Các đội sẽ nhanh tay lựa chọn các mẫu hình dạng bằng carton để xếp thành những hình bé cho là ý nghĩa nhất. Trò chơi Team building này nghe có vẻ rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự nhanh nhẹ, tinh thần đồng đội cao.
* Tiến hành:
– Giáo viên chia lớp thành 3 – 4 đội để thi xếp hình tiếp sức.
– Giáo viên phổ biến trò chơi và cách chơi:
+ Các đội sẽ cùng thực hiện trong 1 khoảng thời gian nhất định.
+Mỗi lần mỗi đội cử 1 trẻ lên chọn bất kì một hình dạng nào để xếp thành các hình có hình dạng ý nghĩa. Mỗi trẻ chỉ được thực hiện trong 1 phút.

- Khi nghe cô giáo hô “Thay người” là trẻ phải chạy về đội, trẻ khác trong đội tiếp tục chạy lên thay. Trẻ tiếp theo có thể xếp tiếp hình của bạn hoặc xếp thành hình khác.
– Cuối cùng giáo viên sẽ là người tổng kết xem mỗi đội có bao nhiều hình có ý nghĩa.
* Lưu ý: Giáo viên trước khi đưa ra kết quả thắng cuộc nên cho trẻ được giải thích thêm những hình lạ mắt để hiểu thêm suy nghĩ của trẻ, đồng thời cũng nên hỏi ý kiến của cả lớp xem hình đó có nên công nhận không, để đảm bảo tính khách quan.
2. Đi tìm động vật
* Chuẩn bị:

Trước tiên, giáo viên giới thiệu cho trẻ biết về 3 môi trường sống tách biệt của động vật: dưới nước, trên mặt đất và trên không để trẻ có thể phân biệt một cách rõ ràng nhất.
* Cách chơi:
– Mỗi đội sẽ là 1 môi trường sống. Các đội sẽ phải thi nhau tìm những con vật tương ứng với môi trường sống mà đội mình đang đảm nhận. Cụ thể như sau:
+ Đội 1 là đội dưới nước.
+ Đội 2 là đội trên trời.
+ Đội 3 là đội trên bờ.
* Tiến hành:
-Giáo viên sẽ chia lớp thành 3 đội tương ứng với 3 góc sao cho 3 đội nhìn thấy mặt nhau.
-Giáo viên phổ biến trò chơi và cách chơi
-Mỗi đội không được lặp lại con vật mà mình đã nói.

* Lưu ý: Để trò chơi team building cho trẻ thêm sinh động, giáo viên nên cho các bé cặp vai nhau. MỖi lần đến lượt của đội mình thì cả đội cùng nhau vừa lắc mông vừa đọc.
Ví dụ:
Đội 1: sẽ đọc “Cá bơi, cá bơi – Dưới nước gọi trên bờ”

và Đội 2: “Bò đi, bò đi – Trên bờ gọi trên trời”
và Đội 3: “Cò bay, cò bay – Trên trời gọi dưới nước”…
3. Trăng sáng
* Chuẩn bị:
Giáo viên tập cho trẻ hát thuộc lòng bài hát “Trăng sáng”
“Trăng sáng nhà em
Nhà em trăng sáng
Nhà em trăng sáng
Trăng sáng soi
Sáng cả nhà em”…
* Cách chơi:
Các đội sẽ lần lượt luân phiên hát bài “Trăng sáng” nhưng sẽ phải thay thế từ “nhà” thành 1 bộ phận nào trên cơ thể nhưng bộ phận đó phải mang dấu huyền.
* Tiến hành:
-Giáo viên chia các bé thành 3 – 4 đội.
-Giáo viên phổ biến trò chơi và cách chơi.
-Giáo viên hát qua 1 lần bằng cách thế từ nhà bằng 1 bộ phận trên cơ thể có mang dấu huyền.
* Lưu ý: Trò chơi thực hiện khi trẻ đã học về dấu huyền, trong giờ học ôn lại các lại dấu…Loại trò chơi team building thú vị này sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy, sáng tạo và nhanh nhẹ trong mọi tình huống hơn…Bạn hãy thử để thấy kết quả.

4. Hình nào vật ấy
* Chuẩn bị:
Giáo viên giới thiệu về hai hình dạng mà dự định sẽ sử dụng cho trẻ chơi (chẳng hạn như hình chữ nhật, hình tròn…).
* Cách chơi:
Trẻ phải xếp thành vòng tròn và sẽ nói ra tên các đồ vật ứng với hình dạng mà giáo viên nêu ra (mỗi lần chỉ có 1 trẻ được nói do giáo viên chỉ định bất ngờ).
* Tiến hành:
– Giáo viên sẽ giới thiệu trò chơi và cách chơi.
– Giáo viên ở giữa vòng tròn và nói lớn “Chọn hình, chọn hình” và các bé vừa phải đi vòng tròn vừa đáp lại “Hình gì, hình gì?” , tiếp đó giáo viên trả lời hình mà giáo viên muốn chọn và chỉ định bất ngờ 1 trẻ nào đó trong vòng  tròn, trẻ đó sẽ phải đáp lại bằng cách trả lời 1 đồ vật tương ứng.
+ Giáo viên: “Chọn hình, chọn hình”
+ Cả lớp: “Hình gì? Hình gì?
+ Giáo viên: Hình chữ nhật
+ Trẻ được chỉ định: Cái bàn

* Chú ý: Phải gây được hứng thú cho trẻ bằng những loại hình khó một chút, sẽ giúp trẻ hình thành tư duy logic nhanh nhất!


Đọc Thêm…

6 lời khuyên cho bạn trước khi tham gia các trò chơi team building

01:21 |
Hãy để cho những chuyến đi nghỉ dưỡng cùng công ty của bạn thực sự được trải nghiệm những điều mới mẻ. Để chương trình Team Building không chỉ đơn thuần là các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng, giải trí mà còn là những trãi nghiễm, thách thức khó khăn đòi hỏi sự hợp tác, tinh thần đồng đội, khả năng nỗ lực của bản thân trong mọi tình huống…
Tuy nhiên, bạn cần phải nhớ rằng, bất kỳ một chương trình, hay một trò chơi Team building nào cũng đều đòi hỏi rất nhiều yếu tố như: kỹ năng, khả năng sử lý tình huống, thái độ trước mỗi thử thách…điều này sẽ giúp cho bạn vượt qua được mọi thử thách, trò chơi Team building chỉ trong “một nốt nhạc” .

1. Chuẩn bị về tâm lý, thái độ: Khi bạn tham gia chương trình team building đồng nghĩa với việc bạn đang sống những phút giây thư giãn và ý nghĩa. Một tâm lý thoải mái, hòa đồng và cởi mở pha chút hài hước sẽ là yếu tố làm nên sự thành công cho chương trình rất nhiều. Tuyệt vời hơn nữa nếu bạn luôn giữ được cho mình cũng như các thành viên trong đội một thái độ quan tâm, thấu hiểu và chủ động hỗ trợ lẫn nhau bằng cách lắng nghe, suy ngẫm và trao đổi để chính bạn nhận được nhiều giá trị nhất.
2. Chuẩn bị về trang phục và hành lý: Chương trình team building tổ chức theo hình thức chuyến du lịch, hay dã ngoại, cắm trại… Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải đi xa nhà từ một đến vài ngày. Chính vì thế, hành lý là điều mà bạn phải quan tâm hàng đầu. Theo lịch trình, bạn hãy xác định mình sẽ dùng bao nhiêu bộ quần áo. Buổi nào, vào các hoạt động nào. Hầu hết các các trò chơi team building được tổ chức ngoài trời, đòi hỏi phải vận động liên tục, vậy thì chúng ta cần phải có nhiều trang phục thể thao năng động. Tuy nhiên, cũng không nên mang quá nhiều trang phục để đảm bảo gọn nhẹ khi di chuyển.
3. Chuẩn bị về dụng cụ, tài liệu: Chúng ta nên xác định tham gia chương trình và các trò chơi teambuilding là đi học chứ không hoàn toàn chỉ là đi chơi. Sau khi các hoạt động trò chơi kết thúc bạn phải đúc kết bài học quý giá cho bản thân bằng việc ghi chép lại những điều bạn tâm đắc nhất để biến nó thành bài học riêng cho mình. Vì thế, một lời khuyên cho bạn là nên chuẩn bị sổ tay và cây bút bi để ghi lại những điều bổ ích. Nếu có điều kiện, hãy trang bị thêm máy ảnh, máy ghi âm….
4. Chuẩn bị về thông tin liên lạc: Những người đi du lịch chuyên nghiệp thường sẽ nắm khá rõ về thông tin lịch trình chuyến đi, cũng như số điện thoại của người hướng dẫn viên, khách sạn mà họ sử dụng dịch vụ. Và chúng ta cũng vậy, sớm nhất có thể, bạn hãy lấy số điện thoại của nhân viên tổ chức team building và người trưởng đoàn để liên hệ ngay khi cần thiết, để chuyến đi thực sự vui vẻ và ý nghĩa.
5. Chống say tàu xe: Trước khi đi bạn nên ăn nhẹ, đừng để cơ thể rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá no vì nó có thể dẫn tới tình trạng dễ kích thích niêm mạc dạ dày; không dùng đồ uống có gas, cũng như không nên uống rượu trước và trong khi đi. Bạn có thể dùng thuốc chống say xe: 30 phút trước khi khởi hành, nên uống một viên (50mg/viên) thuốc Dimenhydrinat (các biệt dược: Dramanin, Antivomid,Marevit…), nếu cần vào khoảng bốn giờ sau đó bạn có thể uống lại hoặc có thể dùng cao Scopoderm TTS dán sau tai một miếng, có thể giúp phòng say xe cho cả chuyến đi trong 27 giờ.
6. Phòng bệnh đường tiêu hóa: Khi ăn uống ở những nơi bạn chưa từng đến, cần đặc biệt chú ý đến khâu vệ sinh, không ăn các hàng quán phơi bày dọc đường, cũng như không ăn những nơi không đủ nước sạch rửa bát đĩa, hạn chế ăn rau sống, kem, nước đá, không ăn thịt gia súc, gia cầm hay thủy sản chưa nấu chín (món gỏi, món tái…)…
Nếu không may bị tiêu chảy, bạn không nên vội dùng thuốc cầm tiêu chảy vì rất có thể cơ thể bạn sẽ không loại bỏ được các độc tố đã nhiễm. Cách tốt nhất là dùng oresol (một gói pha với một lít nước sôi để nguội) để bù nước, bù điện giải, giúp cơ thể thải độc. Uống oresol theo nhu cầu, không hạn chế số lượng…

Chúc bạn có được một chuyến du lịch và tham gia trò chơi Team building vui vẻ!
Đọc Thêm…